25 thg 7, 2012

Quan làm báo với cái dớp


Phạm Thị Hoài (Blog Pro&Contra)
Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo, một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm Báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam [1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.
Điều gì đang diễn ra ở đây?
Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.



Không có gì ở đây không khiến tôi dị ứng: Từ bức banner đúng dòng thẩm mĩ xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng [2] đến những phông chữ, co chữ và mầu sắc tung tóe [3]; từ những lỗi chính tả thản nhiên như cảnh sát giao thông ăn mãi lộ đến những hàng tít quát tháo; từ trình độ ngôn ngữ của những bài viết như thể tác giả vừa qua bình dân học vụ đến cung cách lập luận theo tinh thần hệ chuyên tu của Trường Đảng cao cấp… Nhưng những điều kể trên đều trở nên mờ nhạt trước sáng kiến truyền thông kinh hoàng của blog này: Tiêu diệt phương châm cốt tử của báo chí – tính khả tín của thông tin. Chưa nói đến chuẩn mực của báo chí chất lượng trong một nền báo chí tự do, rằng một thông tin chỉ có giá trị thông tin khi nó được xác nhận từ ít nhất hai nguồn độc lập nhau, Quan Làm báo loại trừ ý niệm nguồn thông tin khỏi hoạt động truyền thông. Nó không cung cấp thông tin mà truyền bá tin đồn. Những tin đồn hoàn toàn nặc danh, không thể kiểm chứng, không ai chịu trách nhiệm, thả nổi cho mọi phỏng đoán và suy diễn, được tung ra vô tội vạ bởi một chủ blog giấu mặt, đến nay không ai rõ là một người hay một nhóm người [4].
Song chính cái sáng kiến quái thai này lại là công cụ không thể thích hợp hơn để Quan Làm báo thực hiện cuộc tấn công ào ạt của mình vào một mục tiêu nổi bật: không phải bản thân chế độ và hệ thống hiện hành, không, mà chỉ riêng nhân vật được coi là giầu quyền lực nhất trong bộ máy chính quyền Việt Nam hiện tại, người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm được coi là nhóm lợi ích vây quanh ông, gồm cả con gái, con trai, gia đình vợ ông và những nhân vật đầy quyền hành khác trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là ngân hàng-tài chính… Trong cái tiệm thông tin sặc mùi đảo chính này, nơi kết tinh hai phẩm chất hàng đầu của chính báo chí nhà nước, lá cải và tuyên truyền, khách ghé thăm được thết những món lạ lùng sửng sốt mà cả đời mình chưa bao giờ hình dung là sẽ có ngày được thưởng thức. Triều đình cộng sản luôn là cái nồi chõ bịt kín, chỗ này trong nồi không biết chỗ kia sôi đến đâu, nên nghe hơi nồi chõ trở thành tập quán thông tin máu thịt, không chỉ của dân thường. Nhưng những chuyện ở kích thước như kế hoạch ám sát Chủ tịch nước, gia đình Thủ tướng chuẩn bị trốn chạy, con rể Thủ tướng bỏ của chạy lấy người, cuộc hôn nhân ma quỷ giữa tập đoàn quyền lực chính trị với các “sói Nga”, các bố già mafia, những vụ đi đêm quyền lợi khuynh đảo cả hệ thống quốc phòng và an ninh quốc gia… trên Quan Làm báo, dù thông điệp thường đầu voi mà nội dung đuôi chuột, gây ấn tượng rằng những thông tin ấy phải do người trong cuộc cung cấp, phải đúng không nhiều thì ít. Một lúc nào đó, câu hỏi đặt ra cho người đọc không phải là về tính xác thực của những thông tin ấy nữa [5], mà ai đứng đằng sau chúng, ai là kẻ giật dây. [6]
Ai? Bất luận đó là ai, hiện tượng Quan Làm báo không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam. Sự “thành công” dễ dàng và dễ dãi của trang tin này chỉ cho thấy một điều: người tiêu thụ thông tin đổ xô ra chợ giời và chấp nhận tất cả nguy cơ bị lừa ở đó, khi hệ thống mậu dịch quốc doanh không làm họ thỏa mãn, và nhất là khi thông tin quốc doanh lại chẳng kém đáng ngờ. [7] Chợ đen, chợ giời, chợ đuổi không thể là giải pháp mà báo chí Việt Nam khao khát. Sự tồn tại của chúng chỉ là câu trả lời đáng buồn của Việt Nam cho thời đại thông tin này.
Bất luận đó là ai, tôi không tin rằng một hay một nhóm kẻ giấu mặt có thể tác động tích cực đến một xã hội đầy ràng buộc và dường như bất lực trong những ràng buộc đó, như xã hội Việt Nam trong thời đại này. Để tác động tiêu cực thì giấu mặt dĩ nhiên là thượng sách.
Quan Làm báo từng trưng khẩu hiệu “Nhân dân Việt Nam muôn năm” trước khi thay bằng “Còn cái lai quần cũng chống tham nhũng” hiện tại. Tôi hơi ngạc nhiên. Lẽ ra khẩu hiệu của nó phải là “Vì đầy tớ của nhân dân phục vụ” mới hợp lý. Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?
Chú thích:
[1] Theo Alexa ngày 23.7.2012. Để so sánh, vị trí tại Việt Nam của Tia sáng: 6037, Boxitvn: 5643, Nguyễn Xuân Diện: 2930, Tuần Việt Nam: 2599, Nhân dân: 2580, Quê Choa: 1647, Trương Duy Nhất: 1356, Anh Ba Sàm: 1079, Quân đội Nhân dân: 845, Công an Nhân dân 400, Tuổi trẻ: 23, VnExpress: 5.
[2] Có thể tham khảo tranh cổ động cách mạng cũng được dùng làm banner trên blog của cây bút chống phản động và diễn biến hòa bình trên báo Quân đội Nhân dân, thiếu tá Nguyễn Văn Minh.
[3] Cách đây không lâu, nền giao diện của Quan Làm báo được trang trí bằng những mầu loang lổ, theo phong cách mà tôi tạm gọi là “phồn thực xã hội chủ nghĩa”. Về phong cách này, xin trở lại trong một dịp khác.
[4] Một nhà báo được coi là có nhiều liên lạc với giới an ninh Việt Nam, bà Hồ Thu Hồng, vừa tiết lộ trên blog của mình rằng người “sản xuất nội dung trang Quan Làm báo” là ông Phạm Chí Dũng, người vừa bị bắt ngày 17.07.2012 vì “hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“. Song chất lượng thảm hại của các bài viết trên Quan Làm báo cho thấy nó không thể là sản phẩm từ ngòi bút của chính ông Phạm Chí Dũng ấy, một nhà văn và nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm đã xuất bản, và đồng thời lại là tác giả có bút danh Viết Lê Quân trên các báo Doanh nhân Sài Gòn, Tuần Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam và Tầm nhìn (việc trang báo có tiếng là cởi mở này bị đình bản gần như ngay sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt có phải là ngẫu nhiên không?), với nhiều bài chính luận vượt hẳn lên phong cảnh bằng phẳng của báo chí Việt Nam hiện tại.
[5] Tuy nghiệp vụ báo chí của Quan Làm báo hết sức thô sơ, nhưng sự láu cá của nó lại thuần thục. Nó biết trộn tài tình những thông tin nặc danh vào những thông tin đăng lại từ báo chí chính thống để đánh bạt sự bán tín bán nghi của người đọc và củng cố những phỏng đoán theo chiều hướng mà nó muốn đạt được. Hiện nay, đó là phỏng đoán về một cuộc thanh trừng nội bộ trên tầng cao nhất của bộ máy quyền lực Việt Nam, giữa “phe tham nhũng” mà Quan Làm báo chỉ mặt gọi tên, và “phe chỉnh đốn” được nó quan tâm lo lắng.
[6] Ở điểm này và với Quan Làm báo, có vẻ như Việt Nam cũng đang dần tiến vào giai đoạn các tập đoàn quyền lực thuộc giới đầu sỏ kinh tế-chính trị lũng đoạn truyền thông như tại Nga hiện thời.
[7] Trong một bài viết gần đây trên blog của mình, ông Alan Phan, một chuyên gia độc lập về kinh tế tài chính, cho biết ông “có cảm giác là các quan chức và chuyên gia Việt Nam cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý“, trong khi những tin đồn trên mạng thì không được xác nhận hay bác bỏ thẳng thắn.

25 thg 7, 2012 0

20 thg 7, 2012

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các đô thị thế giới


Với chủ đề “Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt và bền vững” Hội nghị Thượng đỉnh các đô thị thế giới (WCS) lần thứ 3 đã được tổ chức tại Singapore từ ngày 01 đến 03/7. Đoàn đại biểu Việt Nam do ông Nguyễn Thanh Nghị – Thứ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.
Đô thị – những vấn đề thách thức
Hội nghị Thượng đỉnh Đô thị Thế giới được tổ chức tại Singapore 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2008. Hội nghị lần thứ 3 năm nay được tổ chức với sự tham gia của một số Bộ trưởng, hơn 100 Thị trưởng, Lãnh đạo các tập đoàn trên thế giới. Đây là diễn đàn để các đại biểu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển đô thị, và thiết lập quan hệ đối tác.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và đoàn công tác tham quan triển lãm trong khuôn khổ Hội nghị WCS.


Mở đầu Hội nghị là Diễn đàn Thị trưởng các đô thị Thế giới (ngày 01/7). Đây là diễn đàn quốc tế và toàn diện dành cho các Thị trưởng, thảo luận các thực tiễn tốt nhất về phát triển đô thị có mật độ dân số cao và khả năng sống tốt. Diễn đàn Thị trưởng là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Trung tâm các thành phố đáng sống Singapore, chỉ dành riêng cho các thị trưởng nhằm trao đổi về thách thức của các thành phố và những ứng dụng thực tiễn trong phát triển đô thị. Chủ đề của Diễn đàn năm này là: “Các thành phố đáng sống và bền vững”, với các cuộc thảo luận về chiến lược cạnh tranh kinh tế, cách đạt đến tiêu chí đáng sống cho một thành phố, những thách thức đối với cam kết cộng đồng, quy hoạch và quản lý đô thị. Tham dự diễn đàn có Lãnh đạo TP. Hà Nội, TP.HCM, TP Đà Nẵng, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi và Thái Nguyên.
Tại phiên khai mạc toàn thể ngày 2/7, Hội nghị đã cung cấp các thông tin cụ thể về tình hình phát triển Đô thị Thế giới. Theo đó, hiện hơn 50% dân số thế giới đang sống tại các khu vực đô thị với xu thế đô thị hóa ngày một nhanh. Theo ước tính của Liên Hợp quốc, 2/3 dân số toàn cầu sẽ sống trong môi trường đô thị vào năm 2040. Các thành phố sẽ trở thành đầu tàu cho tăng trưởng và là nơi có sức hấp dẫn mạnh mẽ để người dân tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn. Điều này mặt khác sẽ gây ra áp lực lớn cho hạ tầng đô thị, môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới. Vì vậy, Hội nghị đã chỉ rõ hai lĩnh vực quan trọng nhất mà các đô thị phải đảm bảo là khả năng tiếp cận với nước sạch và môi trường sạch, không bị ô nhiễm, bởi theo Liên hợp quốc, tính đến 2010, ước tính có 884 triệu người chưa tiếp cận được nước uống an toàn và tổng số hơn 2,6 tỷ người chưa được tiếp cận với vệ sinh môi trường cơ bản. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận cao trong cam kết về việc phối hợp, chia sẻ vai trò từ đại diện các cấp chính phủ cho đến các nhà quản lý, các tổ chức phát triển đô thị trong việc tạo lập một lộ trình tiến tới xây dựng các đô thị có điều kiện sống tốt và bền vững.
Xu hướng và cơ hội
Tại phiên toàn thể chính, các nhà Lãnh đạo cấp cao thuộc các lĩnh vực khác nhau đã chia sẻ quan điểm về tầm nhìn dài hạn, xu thế, sáng kiến và cơ hội mà hiện tại đang tạo dựng và chuyển đổi các đô thị thành mạng lưới toàn cầu với khả năng tập trung kinh tế và tập hợp nhân tài cho tương lai. Với chủ đề “Xu hướng và cơ hội – Động lực đô thị hóa trong 20 năm tới”, vấn đề đô thị hóa và tăng trưởng đô thị xuất phát từ các động lực nhân khẩu học, di cư từ nông thôn ra đô thị và di cư từ đô thị ra đô thị, sự bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, công nghệ tiên tiến, và khả năng thu hút đầu tư và mô hình cung cấp tài chính cho phát triển đô thị… đã được đưa ra thảo luận. Theo đó, các mô hình đô thị hóa tương lai sẽ ngày càng bị tác động bởi kinh nghiệm phát triển và sự khác biệt về bối cảnh tại đô thị đang phát triển, cũng như quan hệ đa dạng giữa các động lực này.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các phiên Thảo luận chuyên đề về các giảm pháp đô thị đã tập hợp nhiều đại diện chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia phát triểnđô thị. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và Cục trưởng Cục phát triển đô thị Phan Thị Mỹ Linh đã tham dự Phiên thảo luận toàn thể, Thảo luận trường hợp Nhật Bản và các Thảo luận chuyên đề tập trung vào các thách thức và giải pháp mà các đô thị đang phải đối mặt, trong đó có công tác lập quy hoạch đô thị, tài chính cho hạ tầng, nhà ở xã hội, môi trường công trình xây dựng, quản lý chất thải, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học đô thị. Các Thảo luận chuyên đề về giải pháp đô thị được chia thành 8 nhóm: Đô thị nén, Đô thị sinh thái, Đô thị đa dạng sinh học, Đô thị thông minh, Đô thị di động, Đô thị có sức đối kháng, Đô thị toàn diện, Đầu tư tại các đô thị.
Phiên bế mạc là Diễn đàn dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cho đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển đô thị nhằm chia sẻ quan điểm về đường hướng tiến tới tạo lập và thực hiện giải pháp đô thị theo hệ thống để mang lại các đô thị sống tốt hơn và bền vững hơn trong tương lai. Với chủ đề “Chiến lược đô thị hợp nhất, đồng bộ cho đô thị bền vững và sống tốt”, các đại biểu nhận định: Tỷ lệ đô thị hóa và bùng nổ dân số chưa từng thấy sẽ tạo áp lực căng thẳng cho các đô thị về quá tải tiêu dùng, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm. Vì vậy, một sự chuyển đổi mô hình lớn là cần thiết để nhìn nhận đô thị như một công cụ tiềm năng và chiến lược để tối ưu hóa nguồn lực, là công cụ cho sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Với công nghệ thông minh hơn và xanh hơn, các đô thị có thể đặt mục tiêu giảm lượng carbon đáng kể thông qua các giải pháp đô thị hợp nhất bền vững để đạt được chất lượng cuộc sống cao và toàn diện hơn cho cộng đồng.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đô thị Thế giới. Tại Hội nghị, Đoàn đã có cơ hội trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và thiết lập mạng lưới đối tác với nhiều nhà quản lý và phát triển đô thị. Hội nghị cũng đã cung cấp các giải pháp tối ưu cho phát triển đô thị thông qua các nghiên cứu điển hình của các nước với từng loại hình đô thị khác nhau: đô thị bền vững, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị có sức đối kháng, đô thị nén, đô thị toàn diện… Qua Hội nghị, có thể nhận định việc phát triển đô thị cần xác định rõ điều kiện, nhu cầu thực tế và các vấn đề cần khắc phục đối với từng loại đô thị để có giải pháp khắc phục và kế hoạch phát triển phù hợp. Việc học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước bạn, tận dụng các nguồn lực quốc tế là hết sức cần thiết, nhưng cũng cần chọn lọc, cân nhắc sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên đặc thù tại Việt Nam.
Theo : Báo Xây dựng điện tử

20 thg 7, 2012 0

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì buổi họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Nghị định sửa đổi


Ngày 11/7/2012, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì buổi họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (gọi tắt là Nghị định số 23/2009/NĐ-CP).
Tham dự buổi họp có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập.
Thực hiện Quyết định số 295/QĐ-BXD ngày 04/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2009/NĐ-CP, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổ chức tổng kết, đánh giá, lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tổng kết các kết quả thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định 23/2009/NĐ-CP của các đoàn thanh tra, ý kiến đóng góp của Thanh tra xây dựng các địa phương.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại buổi họp


Tại buổi họp, Ban soạn thảo đã nghe Thanh tra xây dựng Bộ Xây dựng trình bày báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định 23/2009/NĐ-CP và ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định này.
Báo cáo cho thấy việc thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP kể từ khi được ban hành đến nay mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất định tuy nhiên cũng đã nảy sinh những vướng mắc, bất cập như một số hành vi vi phạm trên thực tế chưa được điều chỉnh tại Nghị định, một số quy định còn bất cập, khó triển khai áp dụng trên thực tế. Báo cáo cũng đưa ra những vi phạm phát sinh trên thực tế cần được điều chỉnh tại Nghị định mới và mức độ vi phạm để có chế tài phù hợp.
Các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã phát biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị định.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban soạn thảo và Tổ biên tập; báo cáo đã đánh giá đầy đủ, thực tế việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, phát hiện những bất cập trong triển khai thực hiện Nghị định này.
Thứ trưởng đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng, Ban soạn thảo và Tổ biên tập tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp để tiếp tục dự thảo đáp ứng yêu cầu nghị định mới sẽ đầy đủ hơn, bao quát hơn và phải có tính răn đe, tính khả thi nhằm thiết lập trật tự trong 5 lĩnh vực mà Nghị định mới điều chỉnh đồng thời cần bảo đảm đạt được sự đồng thuận của cộng đồng, tránh tình trạng trùng lặp.
H. Phước(BXD)

0

16 thg 6, 2012

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam – Lào tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực


Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chiều nay 13/6, Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do ông Chănxỉ Phôxỉkhăm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sang thăm và làm việc tại Việt Nam; chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em đã đạt được trong công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Chansy Phosikham.


Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng vững chắc rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII.
Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về mối quan hệ đoàn kết, đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực trên tất cả các lĩnh vực; khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Lào mãi mãi giữ gìn và không ngừng vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tổng Bí thư đánh giá cao kết quả chuyến thăm, làm việc của Đoàn tại Việt Nam cũng như kết quả hội đàm giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai Ban Tổ chức Trung ương của hai Đảng và kết quả hợp tác giữa hai Ban Tổ chức trong thời gian qua và mong rằng hai Ban Tổ chức Trung ương của hai Đảng tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi những vấn đề lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động của “Năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone và các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Chănxỉ Phôxỉkhăm bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam; chân thành cảm ơn Tổng Bí thư đã tiếp và dành cho Đoàn những tình cảm tốt đẹp; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông chúc mừng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nhân dân Việt Nam anh em đã giành được trong công cuộc đổi mới; tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Lào sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ trước tới nay.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Chănxỉ Phôxỉkhăm đã thông báo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số nét khái quát về tình hình Lào gần đây; về kết quả hợp tác giữa hai Ban Tổ chức Trung ương hai Đảng cũng như kết quả chuyến thăm, hội đàm lần này.
Ông khẳng định Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa hai Ban, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng.
Cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa dẫn đẫu đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do ông Chănxỉ Phôxỉkhăm dẫn đầu.
Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi đảng, mỗi nước trong thời gian gần đây; trao đổi các nội dung liên quan đến công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ và việc triển khai chương trình hợp tác giữa hai Ban Tổ chức giai đoạn 2011-2015./.
Theo (VNA)

16 thg 6, 2012 0

Ông Lê Thanh Hải dự lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ


Tại TPHCM, sáng 12-6, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, khẳng định: “Khi cách mạng miền Nam còn trong những ngày đầy thử thách sau Hiệp định Genève năm 1954, Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ là một tập thể trung thành, kiên cường, dũng cảm, mưu trí, chiến đấu giữa TP Sài Gòn là đầu não của quân thù.

Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM (bìa phải), trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ


Buổi lễ là dịp tri ân sâu sắc và tưởng nhớ đồng bào, các đồng chí, cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ, sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân để Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ hình thành và hoạt động từ năm 1956- 1957 tại số 29 Huỳnh Khương Ninh, quận 1 – TPHCM. Trong thời gian hoạt động, văn phòng đã trở thành trung tâm liên lạc hai chiều từ Thường vụ Xứ ủy đến các liên Tỉnh ủy, các ban chuyên môn của xứ ủy, giữ được mạch máu lưu thông trong cơ thể Đảng, giúp Đảng nắm tình hình để kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng trên toàn Nam Bộ.

0

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên


Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh – Ủy viên Bộ Chính trị đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên do Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong In dẫn đầu thăm và làm việc tại Việt Nam vào hôm nay ngày 13/6.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đánh giá cao việc Đảng và nhân dân Triều Tiên đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Chủ tịch Kim Nhật Thành, 70 năm sinh nhật của đồng chí Kim Jong-Il và chúc mừng thành công của Hội nghị Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên vừa qua.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tiếp ông Kim Yong In, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên


Thường trực Ban Bí thư khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và sẽ nỗ lực gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Triều Tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đích thân xây đắp, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thường trực Ban Bí thư tin tưởng rằng quan hệ hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại hai Đảng sẽ có những bước tiến mới, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhờ ông Kim Yong In chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un và các vị lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Triều Tiên.
Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong In trân trọng nhờ Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam.
Ông Kim Yong In cũng bày tỏ vui mừng được thăm lại Việt Nam, chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; chúc nhân dân Việt Nam sẽ giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa; đánh giá cao mục đích, ý nghĩa và kết quả thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động và được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng.
Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong In bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Triều Tiên tiếp tục được củng cố và phát triển trong thời gian qua. Ông khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Triều Tiên là tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trước đó, ngày 11/6, Đoàn đại biểu Đảng do Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân dẫn đầu đã hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên do Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong In dẫn đầu.
Trong bầu không khí hữu nghị, chân thành và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước, trao đổi ý kiến các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Ông Kim Yong In đánh giá cao chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bày tỏ khâm phục trước những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã giành được trong những năm qua.
Về tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân bày tỏ ủng hộ nguyện vọng chính đáng của nhân dân Triều Tiên là hòa bình thống nhất đất nước; ủng hộ một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định, phát triển, phi hạt nhân hóa.
Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên đã thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại Hà Nội và thăm tỉnh Thái Bình.
Ông Kim Chang In, Đại sứ Triều Tiên tại Việt Nam đã tham gia các hoạt động của Đoàn.
Theo (VNA)

0

5 thg 6, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu. Việt Nam mong muốn Mỹ với tư cách là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp chiều 4/6, Bộ trưởng Leon Panetta nhấn mạnh, chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương. Ông mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh, quốc phòng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Leon Panetta

Nhắc lại nội dung đã trao đổi với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào sáng cùng ngày, ông Panetta bày tỏ sự hài lòng về hợp tác quốc phòng hai nước thời gian qua. Bộ trưởng Panetta khẳng định với những nền tảng hiện có, Chính phủ Mỹ mong muốn hai bên sớm có thể nâng cao quan hệ lên một mức độ hợp tác cao hơn, vì lợi ích của hai nước.

Đánh giá cao những bước tiến tích cực trong quan hệ hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu. Việt Nam mong muốn Mỹ với tư cách là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, hai bên cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước. Để phục vụ mục tiêu này, Chính phủ Mỹ cần sớm bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng nêu một lĩnh vực đặc biệt chú trọng như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo; ứng phó với các vấn đề toàn cầu và khu vực như chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an toàn và an ninh biển; ứng phó với biến đổi khí hậu… vì lợi ích chính đáng và trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Hoan nghênh những ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Panetta gửi lời cảm ơn Thủ tướng và các bộ, ngành Việt Nam đã tạo điều kiện để đoàn thực hiện chuyến thăm thành công tốt đẹp.

(Chinhphu.vn)

5 thg 6, 2012 0

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Đồng chí Phạm Hùng – người chỉ huy xuất sắc của lực lượng CAND


Sáng 4-6, tại thành phố Vĩnh Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Phạm Hùng với cách mạng Việt Nam và quê hương Vĩnh Long”, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Đến dự và chỉ đạo Hội thảo có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TW; Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng các đồng chí là lãnh đạo các Bộ, ban ngành TW, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học, đại diện gia đình cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long,…

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW cùng Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham quan khu trưng bày thân thế, sự nghiệp đồng chí Phạm Hùng.

Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, thảo luận sâu bốn nội dung: Đồng chí Phạm Hùng – người cộng sản kiên cường, bất khuất; đồng chí Phạm Hùng – nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước; đồng chí Phạm Hùng – tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng; đồng chí Phạm Hùng – người con kiên trung của quê hương Vĩnh Long. Có 51 tham luận, trong đó 8 tham luận được trình bày trực tiếp tại Hội thảo. Các đại biểu cũng được tham khảo trên 200 bài viết của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, cách mạng lão thành được thể hiện trong các tuyển tập: “Phạm Hùng – Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo cộng sản có uy tín lớn” và “Phạm Hùng – người chiến sĩ dạ sắt gan đồng” do NXB Chính trị quốc gia vừa xuất bản.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định: “Đồng chí Phạm Hùng là người cộng sản kiên trung, mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Nhà nước, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long. Nhà lãnh đạo kiên trung của Đảng và Nhà nước, suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trình bày tham luận của mình tại Hội thảo, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Đồng chí Phạm Hùng – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch HĐBT nước CHXHCN Việt Nam – người con ưu tú của đất nước và quê hương Vĩnh Long, nhà lãnh đạo kiên trung, mẫu mực của Đảng và Nhà nước ta; người lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của lực lượng CAND Việt Nam, suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định: “Một trong những quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư duy chỉ đạo chiến lược của đồng chí Phạm Hùng là xây dựng CAND trở thành một trong những lực lượng vũ trang (LLVT) trọng yếu của Đảng, Nhà nước, có trách nhiệm bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1946, đồng chí Phạm Hùng đã trực tiếp chỉ đạo việc củng cố và phát triển lực lượng Quốc gia Tự vệ cuộc (tiền thân của Công an Nam Bộ sau này) với quan điểm: Đảng phải trực tiếp lãnh đạo và xây dựng Quốc gia Tự vệ cuộc chẳng những phải trấn áp bọn tình báo, gián điệp, nội gián, mà còn phải xây dựng lực lượng (XDLL) cách mạng và phát triển Đảng. Quốc gia Tự vệ cuộc phải dựa vào dân, giúp đỡ nhân dân, phải biết làm công tác quần chúng, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia kháng chiến, trấn áp phản cách mạng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân… Tư duy nhạy bén của đồng chí Phạm Hùng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng LLVT cách mạng để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân theo đường lối quân sự đúng đắn của Đảng ta, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình thành phố Sài Gòn và trên chiến trường Nam Bộ. Quan điểm Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện LLVT, trong đó có lực lượng CAND đã được đồng chí quán triệt rất sâu sắc trong các lớp học cấp tốc cho cán bộ chủ chốt do Xứ ủy Nam Bộ tổ chức…”.

“Từ tư duy đến tổ chức hành động, đồng chí đã xây dựng Quốc gia Tự vệ cuộc thành một LLVT tin cậy của Đảng, đủ sức đối phó với bọn tình báo, gián điệp, phản động của địch. Vào những lúc tình hình cách mạng gặp khó khăn, phức tạp, với nhận thức chính trị sâu sắc, đồng chí đã chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Công an. Những năm đầu 80 của thế kỷ XX, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội, các thế lực thù địch ráo riết tiến hành các hoạt động phá hoại nhiều mặt đối với nước ta, với cương vị là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đồng chí Phạm Hùng xác định rõ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ ANCT, giữ vững TTATXH là nhiệm vụ bức thiết, và chỉ rõ đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, lực lượng CAND là nòng cốt. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí, Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an) đã kịp thời tham mưu với Đảng ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 2-12-1980, đặc biệt nhấn mạnh: “Bảo vệ an ninh chính trị và TTATXH là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta” và nêu rõ 7 nguyên tắc chỉ đạo, trong đó nguyên tắc hàng đầu là Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện công tác Công an. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Công an, ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, trong kháng chiến hay khi đất nước hòa bình, thống nhất, đồng chí đặc biệt quan tâm tới xây dựng tổ chức Đảng trong CAND xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp ủy Công an các cấp; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp về nhiệm vụ bảo vệ ANTT và XDLL CAND”.

Theo đồng chí Trần Đại Quang, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng gắn liền với những bước ngoặt lịch sử oanh liệt của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Bảy mươi sáu tuổi đời, 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, với ý chí kiên cường, tư duy sáng tạo, và nhiệt tình cách mạng cháy bỏng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đồng chí Phạm Hùng được Đảng và Nhà nước giao phó nhiều trọng trách. Trong một phần ba cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí đã trực tiếp lãnh đạo lực lượng CAND và có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh.

Một trong những quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư duy chỉ đạo chiến lược của đồng chí Phạm Hùng là xây dựng CAND trở thành một trong những LLVT trọng yếu của Đảng, Nhà nước, có trách nhiệm bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để lực lượng CAND hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng chí Phạm Hùng đặc biệt quan tâm XDLL CAND trong sạch, vững mạnh. Trong đó, chú trọng giáo dục, rèn luyện tư cách người CAND cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND.

Thượng tướng Trần Đại Quang cho rằng, việc tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Phạm Hùng với Cách mạng Việt Nam và quê hương Vĩnh Long” là một hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh, khẳng định công lao và những đóng góp to lớn của đồng chí Phạm Hùng với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc, rút ra những bài học bổ ích cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Sáng cùng ngày, các đại biểu tham dự Hội thảo đã đến thắp hương và trồng cây lưu niệm tại Khu tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng tại ấp Long Thuận, xã Long Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long)

Theo (CAND)

0

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh dự lễ kỷ niệm 80 năm thành lập tỉnh Gia Lai


Đánh dấu chặng đường chiến đấu, xây dựng và phát triển trong suốt 80 năm qua, sáng 24-5, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh- Ủy viên Bộ chính trị dự lễ kỷ niệm 80 năm thành lập tỉnh Gia Lai (24-5-1932 – 24-5-2012) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức.

Tham dự buổi lễ còn có Thượng tướng Trần Đại Quang-Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các vị lãnh đạo một số bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương cùng đại biểu mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng LLVT Nhân dân, Anh hùng Lao động; các bậc lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo tỉnh, cùng đại diện đồng bào-đồng chí, cán bộ, chiến sĩ, thanh niên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng Thượng tướng Trần Đại Quang dự buổi lễ.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng Thượng tướng Trần Đại Quang dự buổi lễ.

Tại buổi lễ, toàn thể đại biểu tham dự đã cùng ôn lại lịch sử hình thành, chiến đấu và phát triển của tỉnh Gia Lai: Sau khi thiết lập bộ máy cai trị trên địa bàn Bắc Tây Nguyên, đến ngày 24-5-1932, Toàn quyền Đông Dương đã quyết định thành lập tỉnh Pleiku. Ngày 20-9-1975, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Ngày 12-8-1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (khóa VIII) Gia Lai-Kon Tum tách thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai luôn đoàn kết, kiên cường, bất khuất trước quân thù; thủy chung, son sắt đối với cách mạng, một lòng kính yêu Bác Hồ, tin yêu Đảng, vượt qua muôn trùng khó khăn, gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thu giang sơn về một mối.

Sau ngày giải phóng, đất nước được thống nhất, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đồng sức, đồng lòng, phấn đấu vượt qua gian khổ hy sinh, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, ổn định đời sống nhân dân, trấn áp kịp thời bọn phản động Fulro và các tổ chức, đảng phái phản động khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội, tham gia làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả và tạo tiền đề về kinh tế-xã hội của tỉnh cho bước phát triển tiếp theo.

Trong bài diễn văn đọc tại buổi lễ, ông Phạm Thế Dũng- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tóm tắt một số nét quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và thành quả đạt được của tỉnh nhà: Trong hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, vừa làm, vừa học, vận dụng sáng tạo đường lối, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tích cực hợp tác, kêu gọi đầu tư phát triển và đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 3.356 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát triển toàn diện nông-lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp và cây công nghiệp; xây dựng được hàng trăm công trình thủy lợi, thủy điện và các khu, cụm công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng cao hàng năm; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Vui mừng với những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai phấn đấu xây dựng và phát triển vững mạnh như ngày hôm nay. Thay mặt Đảng, Nhà nước, ông Lê Hồng Anh- Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có lời chúc mừng, đồng thời đề nghị Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Gia Lai cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: Huy động tối đa các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nông dân nông thôn; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chú trọng sản xuất nông nghiệp chất lượng hiệu quả; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; kiên quyết loại trừ một số hoạt động tín ngưỡng có tính hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tà đạo đang tồn tại gây mất an ninh trật tự trong cộng đồng; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, khám chữa bệnh nhất là tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn… Đồng thời ông tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh sẽ nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thách thức, xây dựng Gia Lai thành tỉnh giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo trên, thay mặt Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ông Hà Sơn Nhin- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu của ông Lê Hồng Anh đã đánh giá, đóng góp đối với tỉnh và hứa sẽ tiếp thu đầy đủ những ý kiến chỉ đạo sâu sắc và sẽ cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả trong thời gian đến.

Ghi nhận những thành tích Đảng bộ và nhân dân tỉnh Gia Lai đạt được qua 80 năm xây dựng và phát triển; nhân dịp này Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Gia Lai vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thượng tướng Trần Đại Quang- Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã trao tặng Huân chương cao quý cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.

Theo (GLO)

0

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị

Ngày 4/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị đã chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Đồng chí Lê Thanh Hải cùng đồng chí Lê Hồng Anh tại Hội nghị.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh và đại diện các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng cùng tham dự.

Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cho thấy Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có bước phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các tỉnh, thành phố trong vùng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vượt trội so với mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch nhanh, hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, (năm 2010, cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm là 8,1%; 51,5% và 40,4%).

Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt 11%/năm (bình quân cả nước đạt 7%/năm); tổng GDP năm 2010 của vùng gấp 2,93 lần so với năm 2000 (mục tiêu đặt ra gấp 2,5 lần); thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 48,6 triệu đồng (bình quân cả nước là 22,8 triệu đồng); thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 16,8%/năm (chiếm 64% tổng thu của cả nước); tổng vốn đầu tư phát triển xã hội tăng bình quân 22,6%/năm; đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn dẫn đầu cả nước, tính đến tháng 6/2011 có 7.940 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư đăng ký gần 95 tỷ USD.

Trong 5 năm qua, các địa phương trong vùng tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: Điện – điện tử; khai thác dầu khí, sản suất điện, phân bón, hóa chất, công nghiệp dược phẩm; công nghệ thông tin, phần mềm; cơ khí chế tạo; công nghiệp chế biến; may mặc… đã góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động trong và ngoài vùng. Bước đầu đã có sự chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, giá trị gia tăng lớn, tham gia tích cực vào mạng lưới sản suất của khu vực và thế giới.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được trú trọng phát triển và mở rộng, nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng liên vùng và cả nước đã được đầu tư mới và nâng cấp như đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương; TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành; Dầu Giây – Phan Thiết; quốc lộ 1; quốc lộ 50, quốc lộ 55; cảng Quốc tế Cái Mép; nhà ga T2 Tân Sơn Nhất…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh cho rằng Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được các tỉnh, thành trong vùng tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, từng bước đi vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Theo đồng chí Lê Hồng Anh, giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn có nhiều khó khăn nhưng các tỉnh, thành phố trong vùng đã thực hiện đạt và vượt nhiều mục tiêu nêu trong nghị quyết, kinh tế phát triển nhanh và đúng hướng. Đời sống văn hóa – xã hội được nâng cao. Chính trị, xã hội ổn định, anh ninh, quốc phòng được giữ vững.

Đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các tỉnh, thành phố trong vùng cần tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị, tiếp tục khẳng định vai trò vùng kinh tế động lực, chủ động khai thác tối đa những lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển. Tập trung hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng đến năm 2020; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách để thực hiện tốt Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị; tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với vùng.

Theo (VGP)

0

29 thg 5, 2012

Bê bối tại Vinalines: Bổ nhiệm Dương Chí Dũng là quan liêu


“Lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu”.
“Nói không có sai phạm là không đúng”
Chiều ngày 27/5, tại phiên Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, trả lời báo chí về vụ bê bối tại Vinalines, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói rõ: “Việc để ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng thẩm quyền, đúng quy trình theo quy định về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước…”.
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10 đã nói: “Tôi nghe Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là làm đúng quy trình. Làm đúng quy trình nghĩa là sao?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và ông Vũ Mão trong buổi trực tuyến về vụ Đoàn Văn Vươn tại báo Giáo dục Việt Nam.


Làm đúng quy trình nhưng mà con người đó trước lúc bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam như thế nào, lãnh đạo ra quyết định bổ nhiệm có hiểu không? Lúc bổ nhiệm thì chất lượng như thế nào? Quy trình gốc là tuyển lựa cán bộ đã có vấn đề thì những quy trình sau chỉ là những quy trình ăn theo cũng sẽ hỏng. Trước khi chọn lựa để mà đưa lên thì phải biết người được bổ nhiệm tốt hay xấu chứ.
Ông Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói là lúc đưa lên chưa phát hiện cái sai phạm thì đó là cái lỗi của người bổ nhiệm. Trước lúc anh bổ nhiệm một người vào vị trí quan trọng thì anh phải biết anh ta như thế nào chứ?
Cũng giống như vụ Tiên Lãng, quy trình tổ chức cưỡng chế là đúng nhưng sản phẩm của quy trình đó là dân thì đi tù, cán bộ thì bị thương thế thì quy trình đó là tốt hay là xấu? Quy trình chỉ mang tính hình thức hành chính. Thế còn nội dung thì sao? Cái gốc của vấn đề anh không nắm được”.
Trung tướng Thước nói tiếp: “Vụ này mà nói không có sai phạm là hoàn toàn không đúng. Đúng là không sai phạm về quy trình nhưng con người anh Dương Chí Dũng không phải lúc lên Cục trưởng mới sai mà trước đó đã sai. Những sai phạm rất nghiêm trọng đã xuất hiện từ thời anh này còn làm chủ tịch Hội đồng thành viên của Vinalines.
Vậy mà lãnh đạo cấp trên không biết còn ra quyết định bổ nhiệm là không trên cơ sở thực tiễn; bổ nhiệm một người lãnh đạo công ty làm ăn thua lỗ lên một vị trí rất quan trọng như vậy thì đó là sự quan liêu. Trách nhiệm của lãnh đạo là ở chỗ đó. Mà người có quyền để quyết định một sự lựa chọn nhân lực như vậy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.
Theo tướng Thước, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là một sự quan liêu


“Tôi khâm phục cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”
Khi được hỏi về việc đã có trường hợp nào trước đây tương tự như vụ bê bối tại Vinalines hay chưa, ông Thước cho biết: “Nhắc tới những sai phạm của Dương Chí Dũng tôi nhớ đến vụ việc của Lã Thị Kim Oanh trước đây. Tôi rất khâm phục ông Lê Huy Ngọ – Nguyên Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày ấy.
Dù vụ án của Lã Thị Kim Oanh không có lỗi trực tiếp của ông Ngọ nhưng ông ấy vẫn đứng ra chịu trách nhiệm và xin từ chức. Nhớ ngày còn tại vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những thời điểm có bão lụt, ông ấy đã xắn quần lên giống như một ông nông dân không giầy dép lội đi thực tế để nắm tình hình và có những chỉ đạo kịp thời. Đến giờ tôi vẫn quý ông ấy. Đó là con người sát với dân, sát với thực tiễn, chỉ làm những điều có lợi cho dân”.
“Ngẫm lại cách dùng người của Bác Hồ”
Nói về công tác cán bộ, Trung tướng Thước cho biết: “Qua vụ việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, tôi lại ngẫm tới cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Người đã “soi” hết tất cả không phải chỉ riêng ông Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp – PV) mà còn nhiều người khác thân cận với Bác. Những người đó là ông Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Chí Thanh, ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt…
Cái tài của người đứng đầu là biết được cán bộ. Bác đã từng nói việc sử dụng cán bộ cũng như sử dụng một khúc gỗ, hình dáng như thế nào thì phải tận dụng để làm ra một sản phẩm phù hợp. Nếu một khúc gỗ phù hợp làm vật này mà lại cố làm vật khác thì cũng hỏng. Nói điều đó để thấy đó là cái tài của Hồ Chủ tịch. Bác đã tạo được một đội ngũ cán bộ quanh mình tuyệt vời.
Tôi còn nhớ lúc Bác đi công tác, Bác đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Bác điều hành đất nước. Bác dám sử dụng một con người ngoài Đảng trong khi đó còn có nhiều Đảng viên kỳ cựu. Và cụ Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bác tài là như vậy.
Lúc tổng kết Đại hội VI, đồng chí Trường Chinh cũng đã nói: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân của các khuyết điểm đó là công tác tổ chức cán bộ. Tổ chức cán bộ hỏng thì khó mà có được đội ngũ cán bộ tốt. Cho nên nói học tập Bác Hồ, theo tôi, các vị lãnh đạo phải học tập trước tiên là cách sử dụng người của Bác”.
HỒNG CHÍNH QUANG (GIÁO DỤC VIỆT NAM)


29 thg 5, 2012 0

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các đại sứ trình quốc thư


Chiều qua (28-5), tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp các đại sứ Iran, Mô Dăm Bích, Grudia, Êritơria, Êtiôpia đến trình quốc thư nhận nhiệm vụ công tác mới tại Việt Nam.
* Tại buổi tiếp đại sứ Iran, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng ngài đại sứ nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam và khẳng định Việt Nam và Iran có mối quan hệ tốt đẹp trong thời gian qua, trong chính sách đối ngoại Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với các nước trong đó có Iran. Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ của Iran đối với Việt Nam trong những năm qua và tin tưởng hai bên sẽ tiếp tục ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
* Tiếp đại sứ Mô Dăm Bích, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh ngài đại sứ lần đầu tiên nhận công tác tại Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Chủ tịch nước khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hai bên đã có sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong những năm kháng chiến trước đây và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Việt Nam sẵn sàng mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Mô Dăm Bích cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chủ tịch nước mong muốn trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam lần này, ngài đại sứ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa 2 nước.
* Chào mừng ngài đại sứ Grudia Mamuka Gamkrelidze nhận công tác tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống giữa 2 nước, cảm ơn sự giúp đỡ của Grudia trong những năm đấu tranh giành độc lập trước đây và tin tưởng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong quan hệ giữa 2 nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các đại sứ trình quốc thư (29/05/2012)


* Tiếp đại sứ Êritơria, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai nước có bước phát triển hết sức tốt đẹp cả trong quan hệ song phương cũng như ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Chủ tịch nước khẳng định các thế hệ hôm nay sẽ làm hết sức mình để vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn Êritơria anh em.
* Tiếp đại sứ Êtiôpia ngài Xây-ôm Mét-phim, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng ngài đại sứ nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Chủ tịch nước nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 40 năm qua nhưng cho rằng, quan hệ kinh tế thương mại chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hai bên cần xây dựng quy chế phối hợp, nâng cao hơn nữa nhiệm vụ của Ủy ban hợp tác liên chính phủ, rà soát lại các hiệp định, nghị định thư để thúc đẩy hợp tác song phương cùng có lợi.

0

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Mozambique trên nhiều lĩnh vực


Ngày 28/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đại sứ Mozambique đến trình quốc thư nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh ngài đại sứ lần đầu tiên nhận công tác tại Việt Nam, xem đây là sự kiện đánh dấu mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Chủ tịch nước khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã khởi nguồn từ sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong những năm kháng chiến trước đây và ngày càng được tăng cường hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Đại sứ Cộng hòa Mozambique kiêm nhiệm việt Nam, ngài Gamilien Munguambe trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Mozambique. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Mozambique, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lĩnh vực tiềm năng giữa hai bên như nông nghiệp, xây dựng… chưa được khai thác. Chủ tịch nước mong muốn trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam lần này, Đại sứ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đại sứ Gamilien Munguambe bày tỏ vinh dự là người đầu tiên được bổ nhiệm làm Đại sứ Mozambique tại Việt Nam; khẳng định hai bên có mối quan hệ truyền thống hết sức tốt đẹp và sự hiện diện của ngài Đại sứ tại Việt Nam chính là nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc lên tầm cao mới.
Đại sứ cho rằng cùng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hai bên cần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Đại sứ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Đại sứ đã chuyển thư của Tổng thống Mozambique tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, mời Chủ tịch nước sang thăm Mozambique trong thời gian tới.
Chào mừng Đại sứ Gruzia Mamuka Gamkrelidze nhận công tác tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh năm 2012 đánh dấu 20 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ của Gruzia trong những năm đấu tranh giành độc lập trước đây và tin tưởng hai nước sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch nước cũng gợi mở Đại sứ nên dành thời gian gặp gỡ các bộ, ngành và các doanh nghiệp Việt Nam nhằm có thêm thông tin, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, nhất là giáo dục, đào tạo, kinh tế, thương mại.
Đại sứ Mamuka Gamkrelidze bày tỏ vui mừng được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, bày tỏ ngưỡng mộ đối với sự tăng trưởng của Việt Nam trong những năm qua, một quốc gia phát triển năng động tại Đông Nam Á. Đại sứ khẳng định sẽ nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước; mong muốn nhận được sự giúp đỡ của Chủ tịch nước và các bộ, ngành của Việt Nam trong nhiệm kỳ công tác.
PV (VNP)

0

Thủ tướng Nguyễn tấn dũng yêu cầu báo cáo lại vụ Văn Giang


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn dũng vừa yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hưng Yên giải trình, báo cáo lại cụ thể quá trình cưỡng chế đất tại Văn Giang (Hưng Yên), trong đó có việc lực lượng cưỡng chế gây thương tích cho người dân và nhà báo.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Lãnh đạo Hưng yên phải nói rõ những vấn đề có sai phạm trong vụ cưỡng chế, cá nhân nào sai phạm phải xử lý nghiêm.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 2/5, ông Nguyễn Khắc Hào,phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã có báo cáo về vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở Văn Giang. Trong báo cáo ông Hào khẳng định việc cưỡng chế đã thành công, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Vnexpress


Tuy nhiên, sau những phát ngôn chính thức của ông Hào với Thủ tướng, dư luận cho rằng báo cáo của ông Hào chưa hoàn toàn đúng sự thật khi đã có người dân và hai nhà báo bị lực lượng cưỡng chế gây thương tích.
Cụ thể, sau khi xảy ra vụ cưỡng chế Văn Giang (ngày 24/4), trên mạng internet xuất hiện clip hai người bị đánh trong vụ cưỡng chế. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, VOV) và PV Hán Phi Long (33 tuổi) khẳng định, clip ghi lại cảnh hai người bị đánh trong vụ Văn Giang lan truyền trên mạng Internet phản ánh đúng những gì đã xảy, không có sự dàn dựng hay giả tạo nào.
Ngay sau đó vụ việc đã được lãnh đạo VOV phản ánh với Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo Hội đã gửi công văn yêu cầu huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên có báo cáo về sự việc.
Chiều 9/5, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh cho rằng, chưa có bằng chứng hay nhân chứng gì có thể khẳng định hai nhà báo VOV chính là hai người bị đánh trong clip kia vì hình ảnh quay xa và mờ, không nhìn rõ mặt những người bị đánh.
Truy nhiên, ông Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Trung tâm tin (Đài Tiếng nói Việt Nam – VOV) đã phản ứng gay gắt sau phát ngôn này. Ông cho rằng, đòi hỏi trên của tỉnh Hưng Yên là bất khả thi. “Hai nhà báo là nhân vật trong clip chứ đâu phải là tác giả quay clip mà có được clip gốc. Đòi hỏi họ phải tìm được nhân chứng trong điều kiện vừa bị đánh hội đồng tới tấp cũng là không thể”, ông Thu nói.
Chiều 10/5, tại buổi làm việc với đại diện lãnh đạo và Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cùng hai nhà báo bị hành hung trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang hôm 24/4, ông Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên mong Ông Ngạn mong lãnh đạo VOV và hai nhà báo “thông cảm” vì sự phản hồi chậm trễ của Công an Hưng Yên, đồng thời khẳng định những hành động trong clip là sai phạm. Đồng thời, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên cũng xác nhận, tại trụ sở Công an huyện Văn Giang hôm đó (24/4), ông có nhìn thấy nhà báo Hán Phi Long mặt mũi bị sưng tím. Ông Ngạn cam kết với lãnh đạo VOV “sẽ xử lý nghiêm những người vi phạm trong thời gian sớm nhất”.
Ngày 11/5, Đại tá Nguyễn Văn Minh, Phó Giám Công an tỉnh Hưng Yên đã ký giấy mời của Công an tỉnh Hưng Yên gửi lãnh đạo Trung tâm Tin cùng với 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng và nhà báo Hán Phi Long, phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế – Trung tâm Tin đến làm việc vào 9h ngày 16/5 tại trụ sở Công an tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, buổi làm việc này đã bị hoãn lại, không rõ lý do và thời gian tổ chức lại cuộc làm việc giữa các bên liên quan.
Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế từ khoảng 7h đến hơn 11h dưới sự chỉ đạo của Bí thư và Chủ tịch tỉnh Hưng Yên.
Thông tin trên trang web của tỉnh mô tả, một ngày trước khi cưỡng chế, khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Sáng ngày 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân dùng cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.
Nguồn : http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Thu-tuong-yeu-cau-bao-cao-lai-vu-Van-Giang/20125/213178.datviet

0

23 thg 5, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nguyên lãnh đạo cần đóng góp ý kiến cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ


Thay mặt Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ qua các thời kỳ, đây là cơ sở quan trọng để Ban Cán sự Đảng Chính phủ nghiêm túc kiểm điểm và tự phê bình trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, thắng thắn, xác đáng của các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ qua các thời kỳ

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị, Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị, chiều nay (22/5), tại Trụ sở Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có cuộc gặp gỡ và lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ đối với tập thể Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII và các thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ trước khi tiến hành kiểm điểm, tự phê bình theo Kế hoạch của Bộ Chính trị.
Tham dự cuộc gặp có nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, các đồng chí nguyên Phó Thủ tướng: Đồng Sỹ Nguyên, Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm, Nguyễn Khánh, Vũ Khoan, Nguyễn Công Tạn cùng các đồng chí nguyên là thành viên Chính phủ qua các thời kỳ.
Thay mặt Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề cập đậm nét công tác xây dựng Đảng, coi đây là vấn đề quyết định thắng lợi của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định rõ 3 nội dung chính. Đó là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế…Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh phương châm cùng các nhóm giải pháp triển khai Nghị quyết Trung ương 4; đồng thời đề nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ thẳng thắn nêu ý kiến đóng góp cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ và từng thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ khóa XIII để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình theo kế hoạch của Bộ Chính trị.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ qua các thời kỳ đã đóng góp nhiều ý kiến tập trung vào 3 vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay và Quy định về những điều đảng viên không được làm.
Các ý kiến phát biểu đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đấu tranh quyết liệt đẩy lùi nguy cơ tự diễn biến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; đề cao và tăng cường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác điều hành của Chính phủ, nhất là đấu tranh với các loại tội phạm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bình ổn giá nông sản…Các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ sẽ tiếp tục đóng góp ý kiến bằng văn bản tới Ban Cán sự Đảng Chính phủ và thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ.
Thay mặt Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm, thắng thắn, xác đáng của các đồng chí nguyên lãnh đạo Chính phủ, thành viên Chính phủ qua các thời kỳ; cho đây là cơ sở quan trọng để Ban Cán sự Đảng Chính phủ và từng thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ nghiêm túc nhìn nhận lại mình, nghiêm túc kiểm điểm và tự phê bình trên tinh thần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 4, đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, phát huy truyền thống tốt đẹp của Chính phủ qua các thời kỳ, tiếp tục hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó./.
Nguyễn Hoàng (VGP)

23 thg 5, 2012 0

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh họp sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW


Ngày 16/5, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh chủ trì hội nghị.

Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị.
Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 15/4/2011 của Bộ Chính trị.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn.
Trước giờ khai mạc, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự hội nghị đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, nêu bật những mặt được, chưa được, phân tích nguyên nhân, giới thiệu những cách làm hay, những kinh nghiệm, sáng kiến tốt, đề xuất, bổ sung những biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới.
Các đại biểu nhấn mạnh, cần đưa việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, trong đó có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và quân ta tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và chuẩn bị kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác, việc tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để mỗi tổ chức, cán bộ, đảng viên tự kiểm điểm, soi lại mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư hoan nghênh, thời gian qua các ngành, các cấp đã làm được nhiều việc, có nhiều tìm tòi sáng tạo, nhiều sáng kiến nhằm tích cực triển khai Chỉ thị 03. Kết quả thực hiện thể hiện rõ trong nhận thức và hành động, các cấp, các ngành đã quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mà trọng tâm là đẩy mạnh việc làm theo.
Các nội dung học tập và làm theo Bác đã dần được đưa vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ, cơ quan, đơn vị, gắn với nhiệm vụ chính trị và chức trách nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, nằm trong các chương trình kế hoạch, phong trào thi đua đang được các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai; đã có những chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện đạo đức, giữ gìn lối sống của cán bộ, đảng viên và trong thái độ ứng xử đối với nhân dân; tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm ở địa phương, ngành, đơn vị mình, mang lại kết quả bước đầu và cho kinh nghiệm để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03 nhìn chung còn chậm. Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương chưa hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm cụ thể được giao trong Kế hoạch của Ban Bí thư, ảnh hưởng đến kết quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị.
Trong tổ chức thực hiện nội dung Chỉ thị, nhiều việc còn lúng túng, nhất là trong các hoạt động cụ thể ở địa phương và cơ sở. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Chỉ thị chưa tạo được sự hồ hởi, phấn khởi, lôi cuốn đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia. Một số nơi, việc học tập và làm theo gương Bác mới chỉ dừng lại ở các hoạt động mang tính hình thức, chưa có các nội dung thiết thực, thiếu sức thuyết phục.
Tổng Bí thư yêu cầu, sau Hội nghị này, các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Kế hoạch của Ban Bí thư.
Để bảo đảm việc thực hiện Chỉ thị 03 ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn, cần có nhiều điều kiện, trong đó pháp luật là tối thượng, nhưng đạo đức nhân văn bền vững hơn, pháp trị nhưng còn có đức trị. Vai trò của cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn là rất quan trọng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnh lên một bước việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị thông qua các chương trình kế hoạch hành động cụ thể, các phong trào thi đua thiết thực, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt việc tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để mỗi người tốt hơn, trong sáng hơn, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn.
Theo (TTXVN)

0

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh họp Hội nghị phổ biến Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)


Thực hiện Kế hoạch số 08-KH/TW, ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị, ngày 18/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung góp ý kiểm điểm tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tới các đồng chí nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng.
Các đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung việc góp ý kiến kiểm điểm tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư


Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải; nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; các đồng chí nguyên Bí thư, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; nguyên Bộ trưởng và tương đương đã nghỉ hưu tại khu vực phía Nam đã tham dự.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh đã làm rõ thêm những nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4, nêu bật các nhóm giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
Theo đồng chí Lê Hồng Anh, trên cơ sở kiểm điểm của tập thể, cá nhân, từ đó xác định được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác xây dựng Đảng.
Việc tổ chức kiểm điểm phải được tiến hành nghiêm túc, thẳng thắn, đúng yêu cầu, nội dung, thời gian mà Trung ương và Bộ Chính trị đã đề ra. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, đảng viên cấp trên gương mẫu kiểm điểm trước để nêu gương, cán bộ, đảng viên cấp dưới thực hiện theo.
Đồng chí Lê Hồng Anh cũng đã phổ biến đến các đồng chí tham dự mục đích, yêu cầu, nội dung việc góp ý kiến kiểm điểm tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Theo (ĐCS)

0

Mỹ sẽ làm gì ở biển Đông?


"Barack Obama không mong muốn bóng ma một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng quả quyết đáp trả bất kỳ tham vọng nào của Trung Quốc để bá chủ ở châu Á  Thái Bình Dương”.

Mỹ dường như đang phát đi tín hiệu phức tạp với châu Á. Một mặt, họ trấn an một trong những đồng minh thân cận nhất ở khu vực - Philippines - rằng họ sẵn sàng bảo vệ Philippines khỏi “bất kỳ vụ tấn công nào từ nước thứ ba”.

Mặt khác, họ tuyên bố sẽ ở vị trí trung lập trong cuộc đối đầu Manila - Bắc Kinh ở Biển Đông - cuộc đối đầu có khả năng châm ngòi cho xung đột tại châu Á.

Trung Quốc đang leo thang tranh chấp với Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Nhật báo quân đội Trung Quốc gần đây đăng bài bình luận cứng rắn, cảnh báo rằng, Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông.


"Không chỉ chính phủ Trung Quốc không đồng ý, mà người dân và quân đội Trung Quốc cũng không chấp nhận”, bài bình luận viết. Như để minh chứng, năm tàu của hạm đội Nam hải thuộc hải quân Trung Quốc gồm hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường đang hướng tới Biển Đông với thời gian triển khai hai tháng. Theo Nhật báo Trung Quốc, “để bảo vệ tốt hơn các quyền hàng hải của Trung Quốc, 36 tàu tuần tra khác sẽ tham gia hạm đội hải giám”.

Quan điểm có vẻ “nước đôi” của Mỹ ở Biển Đông đã bị Philippines và một số thành viên khác của ASEAN chỉ trích. Khi đụng độ giữa Manila và Bắc Kinh bước sang tháng thứ hai, mọi chú ý giờ đây tập trung vào việc Mỹ sẽ đóng vai trò thế nào trong cuộc tranh chấp ngày một căng thẳng này ở Biển Đông.

Tại cuộc họp "2+2" chưa từng có trong tiền lệ với Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin ở  Washington hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và lãnh đạo Lầu Năm Góc Leon Panetta khẳng định, Mỹ sẽ duy trì “quan điểm trung lập” trong cuộc tranh chấp chủ quyền.

Tuy nhiên, cũng trong cuộc gặp tương tự, bà Clinton và ông Panetta lại tuyên bố rõ ràng rằng, Mỹ cam kết tuân thủ Hiệp ước Phòng thủ chung Philippines - Mỹ năm 1951. Hiệp ước quy định mỗi quốc gia sẽ giúp bên còn lại phòng thủ trong tình huống bị một nước thứ ba tấn công.

Như vậy, Mỹ có chiến lược nào ở Biển Đông?

Chiến lược của Mỹ có thể tổng quát như sau: Hy vọng điều tốt nhất nhưng chuẩn bị cho sự xấu nhất.

Như tác giả Simon Tisdall của Guardian mô tả: “Barack Obama không mong muốn bóng ma một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng quả quyết đáp trả bất kỳ tham vọng nào của Trung Quốc để bá chủ ở châu Á  Thái Bình Dương”.

Để làm được điều này, bước đầu tiên trong chiến lược Biển Đông của Mỹ là xây dựng các khả năng phòng thủ cho Philippines và những thành viên khác của ASEAN, giúp họ cải thiện khả năng tự bảo vệ bờ biển của mình.

George Amurao của Đại học Mahidol ở Bangkok nói: "Sự cởi mở của Washington với những mong muốn quân sự của Manila là để tạo niềm tin những bên tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn nhưng được trang bị vũ khí tốt thì có thể giữ chân Trung Quốc. Trong tuyên bố chính thức đưa ra từ Philippines hôm 3/5, chính phủ Mỹ đã nhất trí tăng gấp ba viện trợ quân sự nước ngoài cho Philippines năm 2012".

Nằm trong chính sách ngoại giao “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cũng đang vươn xa hơn ngoài ASEAN và củng cố hệ thống liên minh với các nước chủ chốt khác trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Để đối phó với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, chính quyền Obama tuyên bố thiết lập sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại căn cứ Darwin, Australia. Giữa lúc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, chương trình hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ - Nhật tiến triển tốt và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ được tăng cường. Chính mong muốn kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc đã dẫn tới nỗ lực tái lập quan hệ giữa Washington và New Delhi gần đây.

Cuối cùng, để bảo vệ một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ còn bao gồm sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông. "Khu vực này ngày càng quan trọng hơn với tương lai kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ”, ông Panetta khẳng định.

Trong khi một cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông chưa chắc xảy ra, thì chiến lược Biển Đông mới của Mỹ đòi hỏi sự cân bằng tinh tế. Vừa kiềm chế tham vọng lãnh thổ ngày một lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lại vừa tránh được cho Mỹ sự đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.

THÁI AN (VIETNAMNET)


0

Không thể chậm trễ việc tăng cường sức mạnh trên biển


Vì sao vậy, khi gần đây Trung Quốc luôn có những hành động gây bức xúc đối với các nước láng giềng trên Biển Đông?

Ngoài chuyện đưa ra vùng chủ quyền "đường lưỡi bò” vô lý, "liếm” hết vùng biển phía Nam Trung Quốc cho đến tận các vùng biển của Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines là liên tiếp các vụ việc bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam; thành lập cơ quan du lịch Hải Nam để đẩy mạnh xúc tiến phát triển du lịch khu vực Trường Sa; đưa tàu Ngư chính, mà thực chất là tàu quân sự đi "hộ tống” tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt tại vùng biển các nước lân cận, đưa giàn khoan dầu khủng vào khu vực Biển Đông và gần đây lại tuyên bố cấm đánh bắt cá trên vùng phía Bắc Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tàu hải quân Việt Nam tuần tra trên biển
Tàu hải quân Việt Nam tuần tra trên biển


Những động thái đó trong khi Trung Quốc vẫn "tích cực” tham gia các cuộc họp, "hợp tác” đa phương lẫn đơn phương; vẫn lớn tiếng ủng hộ các tuyên bố giữ ổn định trên Biển Đông... làm cho các nước láng giềng không khỏi lo ngại khi Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo”, "nói vậy mà không vậy”... Sự bất nhất trong lời nói và hành động của Trung Quốc cùng ý đồ phát triển lực lượng hải quân và quân sự đội lốt Ngư chính, tăng cường đưa thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên về hướng vùng biển phía Nam Biển Đông, thường xuyên tạo sự kiện bức xúc trên Biển Đông... cũng là lời cảnh báo cho các nước láng giềng trên Biển Đông không thể lơ là cảnh giác. Những mưu đồ chính trị nhằm từng bước thôn tính Biển Đông của Trung Quốc đã ngày lộ rõ.

Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn thể hiện mong muốn hòa bình, hữu nghị đối với nhân dân các nước láng giềng. Ngay cả với kẻ thù xâm lược chúng ta vẫn luôn có lòng nhân ái, bao dung. Lê Lợi khi đánh thắng giặc Minh còn "cấp ngựa xe, lương thực cho về”. Tù binh Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, giặc lái Mỹ bị bắt ở miền Bắc trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đều được đối xử tử tế, được bảo đảm cuộc sống trong khi người dân phải chia nhau từng bát gạo, mớ rau. Những năm gần đây, ngư dân Trung Quốc vào đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đều được nhắc nhở để khỏi vi phạm, chúng ta chưa bao giờ gây khó dễ cho họ. Nếu chẳng may họ gặp tai nạn, bão tố đều được cứu nạn và chúng ta nhanh chóng tạo điều kiện giúp họ được sớm về nước. Vậy sao, Trung Quốc vẫn cứ xâm lấn chủ quyền biển đảo của Việt Nam, liên tục bắt tàu cá của ngư dân Việt Nam và mỗi lần như vậy đều tịch thu hết phương tiện, cố triệt hạ con đường làm ăn, sinh sống của họ? Vậy sao Trung Quốc đưa tàu Ngư chính vào cắt phá cáp tàu thăm dò biển và xua đuổi, đe dọa, bắt bớ tàu cá của Việt Nam... Phải chăng, chúng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, phớt lờ những thiện chí của chúng ta, dù tình đoàn kết hợp tác Việt Nam - Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn đang được Chính phủ và nhân dân Việt Nam coi trọng và không ngừng xây dựng, vun đắp

Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, kèm theo đó là một vùng đảo, lãnh hải chủ quyền, quyền tài phán rộng lớn theo luật pháp và công ước quốc tế xác nhận, qui định. Việt Nam được xác định là một quốc gia biển nên sống về biển là một điều hiển nhiên và chúng ta cũng đã có Chiến lược phát triển kinh tế biển. Như vậy, biển được coi là "ruộng nhà, vườn nhà, sân nhà” của mình. Phải quyết tâm và quyết liệt bảo vệ Biển của mình. Thực tế hiện nay cho thấy, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng ta, nhất thiết phải từng bước củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ từng bước hiện đại. Quan điểm quân sự, quốc phòng của Đảng ta, Nhà nước ta đã xác định, mạnh về quân sự và quốc phòng là cơ sở quan trọng để giữ vững an ninh chính trị, ngăn ngừa chiến tranh xâm lược và nếu tình huống xấu xảy ra sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do đó, tăng cường sức mạnh quốc phòng, quân sự nói chung, sức mạnh quân sự trên biển nói riêng không nhằm vào để chống một nước cụ thể mà là nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo quốc gia, trực tiếp giữ vững an ninh vùng biển chủ quyền, bảo vệ ngư dân, chống hải tặc bảo vệ một trong những tuyến vận tải đường biển quan trọng của quốc tế...

Lịch sử hàng nghìn năm ông cha ta chống ngoại xâm đã chỉ rõ, kẻ thù nào xâm lược nước ta không sớm thì muộn cũng phải thất bại dù chúng có tiềm năng kinh tế, sức mạnh quân sự với lực lượng quân đội, vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại lớn hơn, vượt trội hơn Việt Nam nhiều lần. Sức mạnh chống ngoại xâm đó, trước hết bắt nguồn từ tình yêu đất nước, lòng tự tôn dân tộc, truyền thống hào hùng chống ngoại xâm của ông cha ta và cụ thể là tinh thần "Đánh cho sạch không kình ngạc”, "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng hy sinh tính mạng mình cho đất nước, cho Tổ quốc. "Sói biển” Mai Phụng Lưu đã bao lần bị Trung Quốc bắt giữ tàu thuyền, ngư cụ, bao nhiêu lần phải nợ nần để sắm lại tàu thuyền, ngư cụ vẫn quyết tâm, sẵn sàng ra khơi, bám biển, bám vùng lãnh hải của Tổ quốc. Người chiến sĩ điện đài trên nhà giàn DK1, trước bão tố, phong ba, khi nhà giàn đổ, biết sẽ hy sinh vẫn bình tĩnh đến bình thản gửi lời nhắn cuối cùng về đất liền, đến đồng đội "Nhà giàn đổ rồi, em đi đây, xin chào các anh ở lại”. Ý chí đó, tinh thần đó là sức mạnh Việt Nam, khó đất nước nào có và không có một kẻ thù xâm lược nào khuất phục được.

Và tất nhiên, đi kèm với sức mạnh chính trị, tinh thần là sức mạnh của vũ khí, trang bị quân sự. Sau chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược thành công, Việt Nam được dư luận phương Tây đánh giá có tiềm lực quân sự, quốc phòng mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Sức mạnh đó không ngừng được tăng cường, củng cố khi chúng ta đã tích cực nghiên cứu đưa những tiến bộ của khoa học - công nghệ tiên tiến vào để duy trì, cải tiến, phát triển vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, đáp ứng kịp với tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Đồng thời, trong điều kiện có thể tiếp tục mua sắm thêm nhiều loại vũ khí, trang bị mới. Nhân dân ta vui mừng khi quân đội vừa qua được trang bị thêm máy bay Su 26, Su 30, tàu chiến, tàu ngầm hiện đại phát triển công nghệ thông tin trên biển, cũng nhiều vũ khí khí tài hiện đại khác.

Ngoài lực lượng hải quân đang từng bước phát triển hiện đại, chúng ta đã thành lập và phát triển lực lượng cảnh sát biển. Thành tích của lực lượng này đã chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng ta, quân đội ta trong chiến lược phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân đánh bắt thủy hải sản trên biển, nhất là trên các vùng biển xa, nơi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Cả nước chung tay từng bước phát triển các đảo lớn, cụm đảo Trường Sa trở thành các điểm hậu cần nghề cá. Còn tại các địa phương ven biển nhiều nơi đã thành lập các tập đoàn đánh cá, đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền có công suất lớn để đi biển xa, đánh bắt dài ngày trên biển.

Phát triển kinh tế biển và yêu cầu bảo vệ vững chắc vùng biển đảo của Tổ quốc đòi hỏi tiềm lực quân sự, quốc phòng trên biển của nước ta càng phải tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Do vậy, để "sân nhà” không bị đe dọa, thậm chí bị lấn chiếm, ngoài sức mạnh về chính nghĩa, về ý chí và tinh thần... với những cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao... trên chính trường quốc tế, chúng ta không thể chậm trễ trong việc tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là tiềm lực về vũ khí, trang bị cho bảo vệ biển đảo. Ta cần có nhiều hơn tàu chiến, tàu hậu cần, máy bay, tàu ngầm hiện đại, tên lửa đất đối biển... Lực lượng cứu hộ, cứu nạn trên biển cần nhiều hơn những loại tàu chịu được bão tố. Lực lượng cảnh sát biển cần có tàu lớn hơn để có thể vươn tới những vùng biển xa. Và lực lượng dân quân biển phải được củng cố, phát triển mạnh hơn nữa. Đó là những yêu cầu, nhu cầu chính đáng của chúng ta.

MẪN HÀ ANH (ĐẠI ĐOÀN KẾT)

0

Copyright @ 2012 Le Hong Anh All Rights Reserved